Hiện nay, việc lắp quạt trần thay thế cho các bóng đèn chùm đang được mọi người quan tâm. Nếu bạn đang có nhu cầu mua quạt. Bài viết này Xiaomi Store Hà Nội sẽ tư vấn cho bạn kinh nghiệm mua quạt trần sao cho đúng nhé.
Mục lục
Lịch sử phát triển quạt trần
Quạt trần đã có mặt từ những năm 1860 và quạt trần Vinawind (quạt trần Điện Cơ Thống Nhất) tại Việt Nam là một trong những sản phẩm tiêu biểu trong lịch sử của loại thiết bị này.
Ban đầu, quạt trần không sử dụng động cơ điện như ngày nay. Thay vào đó, quạt trần hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng dòng nước chảy kết hợp với tua bin để kéo các cu roa, và chính chúng cu roa này đảm nhận việc quay động cơ của quạt với hai cánh.
Hệ thống này cho phép nhiều quạt chạy đồng thời, nên đã trở nên phổ biến trong nhà hàng và văn phòng. Một số hệ thống như vậy vẫn được duy trì đến ngày nay ở một số khu vực miền nam Hoa Kỳ, nơi chúng đã chứng minh tính hiệu quả.
Theo The Fan Book, vào năm 1882, Philip Diehl đã phát minh ra quạt trần chạy bằng điện. Ông sử dụng động cơ điện lấy từ máy may Singer để tạo ra quạt điện Diehl đầu tiên. Các quạt này hoạt động tương tự như quạt trần hiện đại, mỗi quạt có một đơn vị động cơ riêng, giảm thiểu việc sử dụng các dây cu roa rối rắm.
Sau Thế chiến thứ hai, hầu hết các nhà sản xuất chuyển sang sản xuất các loại quạt trần có 4 cánh ban đầu thay vì 2 cánh. Quạt trần thời điểm đó trở nên phổ biến ở các nước có khí hậu nóng, tiêu thụ năng lượng rất hiệu quả.
Quạt trần bắt đầu xuất hiện ở Anh Quốc vào năm 1959 và trong những năm 1960, một số nhà sản xuất ở khu vực Đông Á đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm quạt trần vào Hoa Kỳ.
Ban đầu, tiêu thụ chậm nhưng sau đó đã đạt được sự thành công lớn trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng vào cuối những năm 1970.
Từ năm 2000, các công ty sản xuất quạt trần đã tạo ra các mô hình có giá cao hơn với thiết kế trang trí đặc biệt.
Cho tới ngày nay, quạt trần đã không chỉ là một thiết bị làm mát, mà nó còn là một vật trang trí cho các không gian sống hiện đại và sang trọng.
>>> Xem thêm: Nên đặt quạt không cánh ở đâu giúp tăng hiệu quả làm mát?
Cấu tạo của quạt trần
Hiện nay, về mẫu mã các quạt trần có thể khác nhau. Tuy nhiên cấu tạo của quạt trần bao gồm các phần như.
– Bầu quạt: Phần chính chứa động cơ của quạt trần.
– Ốc vít: Dùng để gắn cánh quạt vào bầu quạt và kết nối các phụ kiện khác với nhau.
– Cánh quạt: Lắp vào bầu quạt để tạo ra luồng không khí. Mỗi quạt có thể có từ 2 đến 6 cánh.
– Phễu dưới: Dùng để hứng dầu và ngăn chảy xuống quạt. Chỉ có ở loại quạt 3 cánh.
– Phễu trên: Che đi các phần móc treo và hộp điện ở trên trần.
– Ống treo: Được sử dụng để treo quạt trần lên móc treo và để lắp các phụ kiện khác.
– Công tắc: Có thể là giây giật (cho quạt 4 đến 6 cánh) hoặc hộp số (cho quạt 3 cánh) để bật/tắt quạt hoặc điều chỉnh tốc độ quạt.
– Hộp điện: Được gắn trên trần để kết nối dây điện của quạt với hệ thống dây điện trong nhà.
– Đèn trang trí: Lắp dưới quạt để cung cấp ánh sáng (thường chỉ có ở loại quạt 4 đến 6 cánh).
>>> Xem thêm: Tại sao quạt không cánh có giá cao hơn quạt truyền thống
Tư vấn kinh nghiệm mua quạt trần
Để có thể chọn mua quạt trần đúng cách. Bạn cần chú ý các yếu tố quan trọng sau.
1. Kích thước và diện tích sử dụng
- Xác định diện tích không gian lắp đặt để lựa chọn kích thước quạt trần phù hợp, tăng hiệu suất làm mát và tiết kiệm điện.
- Kích thước quạt thích hợp với diện tích phòng:
- Dưới 7m2: Sải cánh 76 – 91cm.
- Từ 7m2 – 14m2: Sải cánh 91 – 107cm.
- Khoảng 15m2: Sải cánh 107 – 122cm.
- Trên 15m2: Sải cánh 132 – 152cm.
- Độ cao lắp đặt: Đề xuất từ 2.4 – 2.7m so với sàn nhà.
2. Động cơ quạt
- Lựa chọn động cơ hiện đại, hoạt động êm ái và ít rung lắc, như động cơ DC Motor tiết kiệm điện năng và làm việc khá yên tĩnh.
3. Công suất phù hợp
- Công suất quạt trần phù hợp với diện tích sử dụng:
- 30 – 50W: Phòng nhỏ.
- 50 – 75W: Phòng trung bình.
- 75 – 100W: Phòng lớn.
4. Số lượng cánh quạt
- Quạt 3 cánh: Phổ biến, giá rẻ, hoạt động êm ái và không gây tiếng ồn.
- Quạt 4 – 5 cánh: Thiết kế đẹp mắt, có nhiều tốc độ gió.
5. Thiết kế và chất liệu
- Lựa chọn thiết kế hài hòa với nội thất phòng, có thể có đèn chiếu sáng để tăng tính thẩm mỹ.
- Chú ý tới màu sắc và chất liệu phù hợp với phong cách trang trí nội thất như màu trắng, màu đen, màu xanh dương hoặc màu vàng ánh kim để thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp.
Việc lựa chọn quạt trần cần dựa trên diện tích sử dụng, công suất, động cơ và thiết kế phù hợp với không gian sống. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng để chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và phong cách của gia đình bạn.
Chúc bạn có thể lựa chọn cho mình một chiếc quạt trần phù hợp với gia đình. Xem thêm các mẫu quạt không cánh đang được bán tại Xiaomi Store Hà Nội.